Chúng tôi cam kết:
091 666 1099
(CSKH - Giờ hành chánh)
Hot line: 0938 25 3899
(Hỗ trợ 24/7)

HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI – ĐÁP

Tại hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về Thông tư 26/2015/TT-BTC

HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI – ĐÁP

 

Câu hỏi 1:                                  Công ty không nêu tên

-  Trong năm 2015 Công ty chúng tôi có mua vào một số phần quà (bánh, rượu, trà) tặng cho nhân viên trong Công ty và khách hàng đối tác bên ngoài nhân dịp Tết 2015. Xin hướng dẫn về việc tính vào chi phí? Khấu trừ thuế GTGT trên hóa đơn mua quà tặng? Công ty có phải xuất hóa đơn khi tặng? Phần doanh thu trên hóa đơn xuất tặng có được ghi nhận là doanh thu tính TNDN? Nếu quà tặng phải xuất hóa đơn thì có ghi thuế GTGT đầu ra không?

Trả lời:

Đối với thuế GTGT đầu vào của hàng dùng để biếu, tặng:

Tại khoản 5 điều 14 của Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: “Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.

Hóa đơn đối với hàng biếu tặng:

Tại điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định: “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”

Theo đó, hàng hóa dùng để biếu, tặng phải lập hóa đơn.

Tính vào chi phí đối với hàng biếu tặng:

Hàng hóa dùng để biếu, tặng sẽ được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN:

+ Đối với khách hàng của Công ty: Tại điểm 2.21 khoản 2 điều 6 của thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về các khoản chi được trừ khi quyết toán thuế TNDN gồm phần chi không vượt quá 15% tổng số chi được trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.

+ Đối với người lao động của Công ty: Theo Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động được tính vào chi phí không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế.

Ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN:

Hàng hóa dùng để biếu, tặng sẽ không phải ghi nhận doanh thu để tính thuế TNDN.

Tại điều 5 của thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về doanh thu để tính thu nhập chịu thuế: Không quy định doanh thu tính thuế TNDN đối với hàng hóa đi biếu, tặng (Thông tư 123/2012/TT-BTC có quy định)

 

Câu hỏi 2:                                  Công ty không nêu tên

Trường hợp nhân dịp lễ, Tết Công ty có thưởng cho mỗi nhân viên trị giá là 100.000 đồng/người để tổ chức liên hoan, nhưng Công ty chỉ thanh toán cho nhân viên bằng hóa đơn của nơi cung cấp dịch vụ liên hoan (nhà hàng). Vậy khi có hóa đơn GTGT, Công ty có được khấu trừ thuế GTGT và hạch toán chi phí đối với khoản chi này?

Trả lời:

Theo Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như tổ chức liên hoan cuối năm, nếu hóa đơn đầu vào hợp pháp thì được kê khai khấu trừ thuế GTGT và hạch toán vào chi phí SXKD của Công ty.

 

Câu hỏi 3:                                  Công ty không nêu tên

Công ty có tham gia hội chợ ở nước ngoài nên ký hợp đồng với VASEP để đặt gian hàng trưng bày sản phẩm thì công ty nhận được biên lai thu tiền từ VASEP chứ không phải hóa đơn, công ty có được đưa và chi phí được trừ không?

Trả lời:

Trường hợp Công ty có tham gia hội chợ ở nước ngoài và ký hợp đồng với đơn vị tổ chức nước ngoài được cung cấp chứng từ thanh toán chi phí thuê đặt đặt gian hàng trưng bày sản phẩm là chứng từ nước ngoài thì chứng từ nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, khoản chi này phục vụ hoạt động SXKD của đơn vị, được chủ DN quyết định chi, đảm bảo chế độ thanh toán không dùng tiền mặt thì được hạch toán vào chi phí SXKD của đơn vị.

 

Câu hỏi 4:                                  Công ty không nêu tên

- Do tình hình an ninh không được tốt, công ty có nhờ công an phương hỗ trợ tuần tra vào ban đêm trong địa bàn công ty và phải trả một khoản chi phí hỗ trợ tuần tra cho bên công an hàng tháng (theo biên bản đồng ý của công an phường). Vậy khoản chi phí trên công ty chúng tôi có được trừ hay không?

- Công ty có phát sinh trường hợp cho cá nhân, doanh nghiệp khác vay vốn với lãi suất 0% như vậy đúng theo quy định của pháp luật không?

Trả lời:

- Để đảm bảo tình hình an ninh nên Công ty có hợp đồng với công an phường hỗ trợ tuần tra trong phạm vi của Công ty có chi trả một khoản tiền cho đơn vị công an. Khoản chi này nếu không thuộc đối tượng thu phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định (Pháp lệnh phí, lệ phí) thì phải có hóa đơn hợp pháp và chế độ thanh toán qua ngân hàng thì được đưa vào chi phí SXKD của Công ty.

- Trường hợp Công ty có phát sinh cho cá nhân, doanh nghiệp khác vay vốn với lãi suất 0%, vấn đề này không trái với quy định hiện hành.

 

Câu hỏi 5:                                  Công ty không nêu tên

- Nhân viên công ty đã đăng ký giảm trừ gia cảnh cho con từ năm 2010 (con sinh năm 2010) đến thời điểm 31/3/2015 nhân viên đó chưa đăng ký mã số thuế cho người phụ thuộc (theo mẫu -16-TH) thì có được tính giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế TNCN 2014 hay không?

- Khi đăng ký mã số thuế cho người phụ thuộc cho con 15 tuổi nhưng đến thời điểm hiện tại người con chưa được đăng ký CMND thì khai theo mẫu 16-TH như thế nào?

Trả lời:

- Người lao động đã đăng ký người phụ thuộc cho con từ năm 2010, đến thời điểm 31/3/2015 chưa đăng mã số thuế cho người phụ thuộc theo (mẫu 16 DK-TNCN) thì vẫn được tính giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế TNDN 2014.

- Trường hợp đăng ký mã số thuế cho người phụ thuộc có con đủ 15 tuổi, nhưng đến thời điểm đăng ký chưa làm giấy chứng minh nhân dân thì không sử dụng được mẫu 16 DK-TNCN khi kê khai giảm trừ cho người phụ thuộc. Theo quy định hiện hành về thuế TNCN đòi hỏi người phụ thuộc trên 15 tuổi phải có giấy CMND.

 

Câu hỏi 6:          

Theo Khoản 4 điều 2 thông tư 26/2015 thì tỷ giá để xác định doanh thu, chi phí phải theo thông tư 200/2014 về chế độ kế toán nhưng khi mở tờ khai xuất khẩu tỷ giá tính thuế áp dụng theo khoản 3 điều 21 nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 về thủ tục hải quan thì tỷ giá giữa 2 quy định sẽ không thống nhất, như vậy trong bộ chứng từ xuất khẩu của công ty phải xử lý thế nào? (tỷ giá trên tờ khai khác với tỷ giá hạch toán doanh thu).

Trả lời:

Khi Công ty lập thủ tục hải quan (tờ khai xuất khẩu) vẫn phải thực hiện theo quy định tại NĐ số 08/2015/NĐ-CP.

Khi khai thuế thì xác định tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi Công ty mở tài khoản (theo Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC).

 

Câu hỏi 7:         

Công ty có ký hợp đồng xuất khẩu cho khách hàng, trị giá hàng là a usd (đã làm thủ tục mở tờ khai hải quan rồi) nhưng sau đó phát sinh thêm phí như phí thu thêm do thay đổi mẫu mã bao bì, thu do khách hàng thay đổi cảng đến,.... như vậy khi thu thêm khoản tiền b usd Công ty vẫn xuất hóa đơn thương mại thì khoản thu thêm đó có được ghi nhận doanh thu xuất khẩu không? nếu không thì Công ty phải kê khai ở doanh thu nào trên tờ khai?

Trả lời:

Theo quy định về thuế và Chế độ kế toán hiện hành thì khoản phí thu thêm của DN thực hiện theo hợp đồng và được người mua chấp thuận được ghi nhận sổ sách kế toán và doanh thu để khai thuế.

 

Câu hỏi 8:              

Những chi phí mà công ty hỗ trợ địa phương như: làm băng rôn, khẩu hiệu tờ bướm để tuyên truyền mừng Đảng mừng Xuân, tai nạn giao thông,... có được đưa vào chi phí được trừ không?

Trả lời:

Những chi phí mà Công ty hỗ trợ địa phương như làm băng rôn, khẩu hiệu tờ bướm để tuyền truyền mừng Đảng mừng Xuân, tuyên truyền về an toàn giao thông không được tính vào chi phí được trừ để xác định thuế TNDN do không liên quan đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

 

Câu hỏi 9:                                 Công ty TNHH Hoàng Minh

- Vào thời điểm tháng 06/2014 Công ty có mua hàng hóa của hộ kinh doanh xuất hóa đơn bán hàng, để sử dụng cho hoạt động SXKD có giá trị thanh toán 30 triệu đồng đã chi trả cho người bán bằng tiền mặt. Xin hỏi trường hợp trên Công ty có được hạch toán vào chi phí SXKD để tính thuế TNDN?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2, Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014.

Trường hợp Công ty mua hàng hóa của hộ kinh doanh đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, thì được hạch toán vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế tính thuế TNDN trong kỳ  quyết toán thuế TNDN năm 2014.

 

Câu hỏi 10:                               DNTN TM- DV Trung Tài

Doanh nghiệp chúng tôi kinh doanh lương thực năm 2014 có lập bảng kê thu mua gạo theo mẫu số 01/TNDN (Ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) có trị giá thanh toán cho người bán là 50 triệu đã chi tiền mặt. Xin hỏi trường hợp này có được hạch toán vào chi phí SXKD không?

Trả lời:

Theo quy định tại điểm 2.4, khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT/BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính, trường hợp Doanh nghiệp có mua hàng nông sản của nông dân trực tiếp bán ra thì được phép lập bảng kê số 01/TNDN, chi trả cho người bán bằng tiền mặt với số tiền 50 triệu, không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

 

Câu hỏi 11:                               Công ty CP Xây dựng A&B

Trong khâu lập tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2014 trên tờ khai (mẫu số 03/TNDN) chúng tôi đã cập nhật đầy đủ các thông tin trên tờ khai 03/TNDN, nhưng trong phần mềm HTKK 3.3.0 phần cuối của tờ khai QT có phát sinh thêm mã chỉ tiêu  H và I, nội dung này Công ty chưa am hiểu xin Cục Thuế giải thích?

Trả lời:

Theo điều 17 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính, bổ sung Điều 12a, Thông tư số 156/2013/TT-BTC quy định tạm nộp thuế TNDN và quyết toán thuế năm. Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì DN phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán thuế tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của DN đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với quyết toán.

Ví dụ: Trường hợp Công ty khi quyết toán thuế TNDN năm 2014 có số thuế phải nộp là 160 triệu đồng, đến thời hạn nộp báo cáo QT đã nộp 128 triệu đồng, như vậy trên mã chỉ tiêu (H) còn phải nộp 32 triệu đồng bằng 20% trở xuống Công ty sẽ không bị phạt chậm nộp đến ngày cuối cùng nộp báo cáo QT (ngày 31/3), sau ngày nộp báo cáo QT chưa nộp số còn lại (32 triệu) sẽ bị phạt tính từ ngày 01/4/2015. Nếu đến ngày nộp báo cáo QT Công ty chỉ nộp 100 triệu đồng thì trên mã chi tiêu (I) còn phải nộp (28 triệu) sẽ bị xử lý phạt chậm nộp tính từ ngày 01/2/2015 và sau ngày nộp QT (01/4/2015) số còn lại 32 triệu cũng bị xử lý phạt chậm nộp.

 

Câu hỏi 12:            Công ty TNHH MTV Lương Thực Vĩnh Bình

- Doanh nghiệp có ký hợp đồng công nhật với người lao động (dưới 3 tháng) với mức lương là 3.100.000 đồng/tháng. Xin hỏi DN có phải quyết toán thuế TNCN cho những đối tượng này hay không. Hay chỉ cần những đối tượng này làm cam kết tổng thu nhập dưới 108.000.000 đồng/năm và không cần phải quyết toán thuế TNCN cho những đối tượng này

- Cách đăng ký Mã số người phụ thuộc, có đăng ký qua mạng được hay không, nếu được thì vào trang nào để đăng ký.

Trả lời:

- Về đối tượng quyết toán thuế TNCN năm 2014 trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế thay cho cá nhân có ủy quyền.

Căn cứ theo Điểm i, Khoản 1, Điều 24, Chương IV, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định đối với trường hợp cá nhân cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết. Vì vậy, Doanh nghiệp vẫn phải làm quyết toán cho những đối tượng này.

- Để gửi dữ liệu và hồ sơ đến CQT đăng ký MST cho người phụ thuộc, có 3 hình thức thực hiện:

+ Trường hợp 1: Cơ quan chi trả thu nhập gửi trực tiếp cả hồ sơ giấy và file dữ liệu (USB, CD);

+ Trường hợp 2: Cơ quan chi trả thu nhập kết xuất file gửi lên web tncnonline, có thể gửi hồ sơ giấy đến CQT qua bưu điện;

+ Trường hợp 3: Cơ quan chi trả thu nhập khai thuế qua mạng gửi file qua web kekhaithue (không phải gửi hồ sơ giấy đến CQT nữa, do có chữ ký số)./.

 

Câu hỏi 13:                                             Công ty không nêu tên

Hiện Công ty chúng tôi có đầu tư xây dựng vùng nuôi và nhà máy để sản xuất khép kín từ khâu nuôi trồng đến khâu sản xuất cá phi lê. Cá do Công ty tự nuôi và mua ngoài được đưa vào chế biến thành cá phi lê qua công đoạn sơ chế sau đó xuất bán (bán nội địa không phải kê khai tính nộp thuế hoặc xuất khẩu thuế suất 0%).

Trường hợp Công ty có mua 01 TSCĐ ở vùng nuôi là máy bơm nước trị giá 80.000.000 đồng (thuế GTGT 8.000.000 đồng), như vậy Công ty thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào của TSCĐ này như thế nào? Nếu phân bổ thuế đầu vào được khấu trừ trong vòng 1 năm hay phân bổ nhiều lần trong nhiều năm mỗi khi vùng nuôi có phát sinh hàng bán ra không chịu thuế?

Trả lời:

Theo khoản 5, Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn, trường hợp Công ty có xây dựng vùng nuôi cá để sản xuất khép kín từ khâu nuôi trồng đến khâu chế biến cá phi lê. Nếu Công ty bán sản phẩm cá phi trong nội địa thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; nếu xuất khẩu thì áp dụng thuế suất 0%.

Trường hợp Công ty có mua TSCĐ là máy bơm nước để tham gia sản xuất trong vùng nuôi khép kín, Công ty không được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào của TSCĐ này.

Cá tra vùng nuôi sau đó chế biến thành cá phi lê vừa để xuất khẩu vừa bán nội địa thì thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỉ lệ % doanh thu xuất khẩu/Tổng doanh thu (Tổng doanh thu gồm doanh thu xuất khẩu và doanh thu bán nội địa).

Hàng tháng tạm phân bổ số thuế GTGT mua vào được khấu trừ trong tháng, cuối năm tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng.

 

Câu hỏi 14:                                             Công ty không nêu tên

Công ty kinh doanh mặt hàng nông, lâm, thủy sản có mở chi nhánh A hạch tóan phụ thuộc, khi chi nhánh A xuất hàng nông sản mới qua sơ chế thông thường về Công ty mẹ để Công ty mẹ xuất cho, tặng khách hàng trong quan hệ giao dịch kinh doanh. Vậy trường hợp này chi nhánh A xuất hàng về Công ty mẹ có thuộc hàng hóa luân chuyển nội bộ không phải xuất hóa đơn không? Có thuộc trường hợp không tính thuế GTGT theo khoản 5, Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hay không?

Trả lời:

Theo khoản 2.6, Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập hóa đơn đối với chi nhánh có thu mua hàng nông sản để điều chuyển về trụ sở chính thì sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn GTGT.

 

Câu hỏi 15:                         Công ty TNHH-SX-TM Thiên Phúc

Trước đây Công ty có thông báo phát hành hóa đơn gởi cơ quan thuế để sử dụng 50 quyển hóa đơn nhưng do quy định cho phép thông báo đủ sử dụng trong thời gian 03 tháng 30 quyển. Nay Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính bãi bỏ quy định cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định hóa đơn được thông báo phát hành để sử dụng từ 3 tháng đến 6 tháng tại thông báo phát hành của doanh nghiệp. Như vậy Công ty có phải thông báo phát hành hóa đơn lại cho cơ quan thuế không?

Trả lời:

Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 sửa đổi khoản 2 Điều 9 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đã bãi bỏ quy định cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định số lượng hóa đơn được thông báo phát hành để sử dụng từ 3 tháng đến 6 tháng phát hành hóa đơn của doanh nghiệp. Do thực hiện theo quy định trước đây nên đã thông báo phát hành số lượng có giới hạn. Nay Công ty muốn sử dụng số lượng hóa đơn khác thì phải thông báo phát hành hóa đơn đối với số hóa đơn chưa thông báo.

 

Câu hỏi 16:                   Công ty CP Xuất Nhập khẩu An Giang

Công ty có sản phẩm kinh doanh cám từ gạo, từ ngày 01/01/2015 Công ty đã xuất hóa đơn bán cho khách hàng với thuế suất 5%, Công ty đã thực hiện kê khai thuế đầu ra cho những hóa đơn này. Đề nghị Cục Thuế hướng dẫn việc áp dụng thuế suất và kê khai thuế mặt hàng cám nêu trên?

Trả lời:

Theo khoản 2, Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015  hướng dẫn bổ sung khoản 3a vào Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định các nhóm hàng thuộc thức ăn chăn nuôi như: cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm, các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác, các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi (như permix, hoạt chất và chất mang). Trường hợp Công ty bán sản phẩm cám thuộc mặt hàng thức ăn chăn nuôi, từ ngày 01/01/2015 mặt hàng cám thuộc diện không chịu thuế GTGT nên Công ty phải điều chỉnh hóa đơn đã suất có thuế suất 5% (vì nếu không điều chỉnh, bên mua không được khấu trừ hóa đơn này).

 

Câu hỏi 17:  DNTN Tường Dung    

DNTN Tường Dung kinh doanh mặt hàng phân bón từ ngày 01/01/2015 thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Năm 2014 doanh nghiệp phát sinh âm thuế GTGT liên tục 12 tháng (từ tháng 01 đến tháng 12/2014). Như vậy DN có được đề nghị hoàn thuế GTGT theo Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính được không?

Trả lời:

Theo điểm b, khoản 9 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 bổ sung khoản 14a vào Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh phân bón có phát sinh số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào và chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu trước ngày 01/01/2015 đáp ứng điều điều kiện khấu trừ, hoàn thuế thì được hoàn thuế theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 và Thông tư này.

 

Câu hỏi 18:          Công ty TNHH MTV Nguyễn Kim - Long Xuyên

Đối với tài sản cố định chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu của Công ty bao gồm:

+ Trụ sở công ty, văn phòng (đã đưa vào sử dụng).

+ Quyền sử dụng đất.

Tất cả các TSCĐ trên đã có hợp đồng mua bán, đã có hóa đơn GTGT. Như vậy Công ty có được đưa vào chi phí khấu hao đối với các TSCĐ nêu trên tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN?

Trả lời:

Theo điểm a, khoản 1 và điểm đ, khoản 2 Điều 4 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn. Trường hợp Công ty mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.

Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư số 45/2013/TT-BTC, trường hợp TSCĐ của Công ty đang sử dụng có hợp đồng mua bán và có hóa đơn mua vào nhưng chưa làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản cho Công ty thì Công ty không được trích khấu hao TSCĐ.

 

Câu hỏi 19:  Cty CP XNK Thuỷ sản An Mỹ (vmthuy@gmail.com.vn)

Hỏi: Công ty có bán phụ phẩm thu được từ hoạt động sản xuất chế biến thủy sản như đầu, xương cá tra là mặt hàng thuộc diện không phải kê khai, tính nộp thuế, vậy thuế GTGT đầu vào của các chi phí phát sinh liên quan như vận chuyển, điện … có được khấu trừ hay không?

Trả lời:

- Từ ngày 01/01/2014:

Tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT đã quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:

“Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xãở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.

Theo đó, phụ phẩm có được từ hoạt động sản xuất chế biến như đầu, xương cá tra là mặt hàng thuộc diện không phải kê khai, tính nộp thuế. Thuế GTGT đầu vào của các chi phí phát sinh liên quan như vận chuyển, điện … được khấu trừ.

- Từ ngày 01/01/2015”

Tại Khoản 2, Điều 1 và điểm b, Khoản 9, Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định sản phẩm đầu, xương cá tra dùng làm thức ăn chăn nuôi chuyển sang đối tượng không chịu thuế GTGT, nên thuế GTGT đầu vào của các chi phí liên quan như chi phí vận chuyển, điện, nước … không được khấu trừ mà tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

 

Câu hỏi 20:                                    (duongdiem.hpcm8788@gmail.com)

Việc cấp MST cho người phụ thuộc (NPT) có áp dụng trong quyết toán thuế TNCN năm 2014 không? Trường hợp khi đã đăng ký và được cấp MST cho NPT mà chưa nhập vào bảng kê 05-3BK-TNCN thì ứng dụng HTKK có báo lỗi không?

Trả lời:

 Việc cấp MST cho người phụ thuộc (NPT) được thực hiện trong kỳ quyết toán thuế TNCN năm 2014. DN nhập đầy đủ thông tin vào Phụ lục 05-3BK-TNCN gửi kèm tờ khai QT.

Trường hợp DN đề nghị cấp MST cho NPT trước khi gửi tờ khai quyết toán thuế thì sử dụng ứng dụng HTKK 3.3.0, ứng dụng sẽ hỗ trợ lấy dữ liệu từ Phụ lục 05-3BK-TNCN qua bảng tổng hợp đăng ký giảm trừ gia cảnh 16-TH và gửi đến cơ quan thuế. Khi DN nhận được MST của NPT thì không phải nhập trở lại vào HTKK 3.3.0

 

Câu hỏi 21:    Cty TNHH Bình Minh       

Công ty mới thành lập vào tháng 4/2014 đến nay chưa phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng tháng Công ty đã gửi tờ khai GTGT (không có số phát sinh). Vậy cuối năm Công ty có phải làm quyết toán thuế hay không?

Trả lời:

Tại khoản 4, Điều 12 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc lập tờ khai quyết toán thuế TNDN, trường hợp Công ty trong năm 2014 không có phát sinh doanh thu, kết thúc năm tài chính 2014 Công ty vẫn phải lập tờ khai quyết toán thuế TNDN gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp. (thuế GTGT không có quyết toán năm)

 

Câu hỏi 22:                Công ty TNHH SX TMDV Thuận An

Hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2014 có bắt buộc gửi Phụ lục 05-3BK-TNCN để cung cấp thông tin để cấp MST cho người phụ thuộc trước khi nộp hồ sơ quyết toán hay không?

Trả lời:

Công ty có thể gửi Phụ lục 05-3BK-TNCN kèm hồ sơ quyết toán thuế TNCN. Tuy nhiên, Công ty nên đề nghị cấp MST cho người phụ thuộc trước khi gửi hồ sơ quyết toán nhằm hạn chế sai sót làm ảnh hưởng đến tiến độ nộp hồ sơ quyết toán thuế của Công ty.

 

Câu hỏi 23:                                      DNTN Tư Long

Từ ngày 01/01/2015, phân bón thuộc mặt hàng không chịu thuế GTGT, vậy thuế GTGT đầu vào của hàng tồn kho đã được khấu trừ có phải nộp lại không?

Trả lời:

Theo hướng dẫn tại điểm b, Khoản 9, Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC thì phân bón thuộc mặt hàng không chịu thuế, thuế GTGT đầu vào không đư


Hỗ trợ trực tuyến

Nhấn vào đây để chat với chúng tôi
hoặc
Gọi cho chúng tôi 0938 25 3899
close