Chúng tôi cam kết:
091 666 1099
(CSKH - Giờ hành chánh)
Hot line: 0938 25 3899
(Hỗ trợ 24/7)

Quy định về Chữ số, chữ viết, đơn vị tính sử dụng trong kế toán

Quy định chung về cách sử dụng chữ số, chữ viết và đơn vị tính trong kế toán theo chế độ kế toán được sửa đổi và hướng dẫn cụ thể tại  Mục 4 phần thứ nhất “Quy định chung” được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 138/2011/TT-BTC và và chương II của TT 244/2009/TT-BTC - Hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp.

Quy định chung về cách sử dụng chữ số, chữ viết và đơn vị tính trong kế toán theo chế độ kế toán được sửa đổi và hướng dẫn cụ thể tại  Mục 4 phần thứ nhất “Quy định chung” được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 138/2011/TT-BTC và và chương II của TT 244/2009/TT-BTC - Hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp.
 
1. Chữ viết, chữ số trong kế toán 
 
- Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. 
 
- Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ,... phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.” 
 
2. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán 
 
Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp có sử dụng đơn vị đo lường khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
 
3. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán 
 
a) Đơn vị tiền tệ trong kế toán: là Đồng Việt Nam (Ký hiệu quốc gia là “đ”; Ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 
- Trong trường hợp DN sử dụng Ngoại tệ thì phải thực hiện quy đổi ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế liên quan đến đồng tiền Ngoại tệ.
Ví dụ: Ngày 03/08/N bạn tiến hành mua hàng: trị giá tiền hàng: 10.000USD x 22.000d/USD
            Ngày 06/08/N kế toán mới tiến hành hạch toán. Tỷ giá hạch toán: 24.000d/USD
Tuy nhiên giá trị hàng mua hạch toán ngày 06/08/N vẫn phải hạch toán theo tỷ giá hạch toán ngày 03/08//N. Tức là: 22.000d/USD
 
Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính. 
 
b) Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư nước ngoài 
 
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư nước ngoài (dưới đây gọi tắt là doanh nghiệp nhỏ và vừa) thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. 
 
- Khi lựa chọn ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp Nhỏ và vừa phải đáp ứng được đồng thời các tiêu chuẩn sau: 
 
+ Đơn vị tiền tệ đó phải được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá, dịch vụ và thường là đơn vị tiền tệ được sử dụng trong việc quyết định giá bán hàng; 
 
+ Đơn vị tiền tệ đó phải được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nhỏ và vừa và thường là đơn vị tiền tệ được sử dụng chủ yếu trong việc tính toán doanh thu, chi phí nhân công, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, hàng hoá và dịch vụ. 
 
- Doanh nghiệp Nhỏ và vừa có công ty mẹ ở nước ngoài thì chỉ được lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán giống với đơn vị tiền tệ trong kế toán của công ty mẹ nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 
 
+ Doanh nghiệp Nhỏ và vừa được thành lập với mục đích chủ yếu là sản xuất và gia công sản phẩm cho công ty mẹ, phần lớn nguyên liệu được mua từ công ty mẹ và sản phẩm được xuất khẩu và tiêu thụ bởi công ty mẹ; 
 
+ Tỷ trọng các hoạt động của doanh nghiệp Nhỏ và vừa với công ty mẹ hoặc tỷ trọng các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp Nhỏ và vừa bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán của công ty mẹ là đáng kể (trên 70%). 
 
c) Quy đổi báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ sang Việt Nam Đồng khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước 
 
- Các doanh nghiệp Nhỏ và vừa có vốn đầu tư nước ngoài thành lập và hoạt động ở Việt Nam sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải quy đổi báo cáo tài chính sang Việt Nam Đồng khi nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước. 
 
- Nguyên tắc quy đổi báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ kế toán là ngoại tệ sang Việt Nam Đồng: 
 
Tất cả các khoản mục trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp (cả số liệu báo cáo và số liệu so sánh) đều được quy đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (sau đây viết tắt là tỷ giá bình quân liên ngân hàng) do NHNN Việt Nam công bố tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Trường hợp tại ngày kết thúc kỳ kế toán không có tỷ giá bình quân liên ngân hàng thì lấy tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày gần nhất trước ngày kết thúc kỳ kế toán. 
 
d) Kiểm toán báo cáo tài chính trong trường hợp sử dụng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ 
 
Báo cáo tài chính lập theo đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ được kiểm toán theo chế độ quy định hiện hành. Báo cáo tài chính lập theo đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ khi quy đổi ra Việt Nam đồng không bắt buộc phải kiểm toán mà chỉ cần có ý kiến xác nhận của kiểm toán về tỷ giá quy đổi và tính chính xác của việc quy đổi. 
 
đ) Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán 
 
- Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thoả mãn các tiêu chuẩn nêu ở điểm a khoản 4.3 mục 4 Phần thứ nhất “Quy định chung” Quyết định 48/2006/QĐ-BTC thì doanh nghiệp Nhỏ và vừa được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới. Doanh nghiệp Nhỏ và vừa phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. 
 
- Tỷ giá áp dụng cho các khoản mục thuộc Bảng Cân đối kế toán khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán: 
 
Các khoản mục thuộc Bảng cân đối kế toán được quy đổi sang đơn vị tiền tệ trong kế toán mới theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. 
 
- Trình bày thông tin so sánh khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán 
 
Trong kỳ kế toán đầu tiên kể từ khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp Nhỏ và vừa phải lập báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán mới và trình bày lại số liệu về thông tin so sánh (cột “Đầu năm” của Bảng Cân đối kế toán và cột “Năm trước” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ), cụ thể: 
 
+ Cột “Đầu năm” của Bảng Cân đối kế toán được trình bày căn cứ vào Bảng Cân đối kế toán được lập tại thời điểm đầu năm tài chính (thời điểm thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán) bằng cách sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. 
 
+ Cột “Năm trước” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập tại thời điểm đầu năm bằng cách sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng trung bình năm trước liền kề năm thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. 
 
e) Thuyết minh báo cáo tài chính 
 
Khi quy đổi báo cáo tài chính (được lập bằng ngoại tệ) sang Việt Nam Đồng hoặc khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp Nhỏ và vừa phải trình bày rõ trên Thuyết minh báo cáo tài chính lý do thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán và những ảnh hưởng (nếu có) đối với báo cáo tài chính do việc quy đổi báo cáo tài chính từ đồng ngoại tệ sang Việt Nam Đồng hoặc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.”


Hỗ trợ trực tuyến

Nhấn vào đây để chat với chúng tôi
hoặc
Gọi cho chúng tôi 0938 25 3899
close