Chúng tôi cam kết:
091 666 1099
(CSKH - Giờ hành chánh)
Hot line: 0938 25 3899
(Hỗ trợ 24/7)

BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM Y TẾ - BẠN ĐÃ BIẾT GÌ?

Ai phải tham gia BHXH? Mức đóng BHYT ra sao? Bài viết này sẽ tóm gọn những điều bạn cần biết về 2 loại bảo hiểm trên


Những điều cần biết về Bảo hiểm xã hội 

Thời gian qua, Tạp chí BHXH điện tử nhận được nhiều thư hỏi của bạn đọc về các chính sách BHXH. Để giúp bạn đọc có được những kiến thức cơ bản về BHXH, trên cơ sở Bộ Luật Lao động, Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, BBT Tạp chí BHXH biên soạn "Những điều cần biết về BHXH".

1. Bảo hiểm xã hội là gì?
- "BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH" (Điều 3 Luật BHXH).
2. Những đối tượng nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật BHXH?
- Luật BHXH quy định về chế độ, chính sách BHXH; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia BHXH; tổ chức BHXH; quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH và quản lý nhà nước về BHXH.
- Luật BHXH không áp dụng đối với BHYT, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh.
3. Luật BHXH dựa trên những nguyên tắc nào?
- BHXH dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản:
Thứ nhất, Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH.
Thứ hai, Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
Thứ ba, Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH.
Thứ tư, Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BHTN.
Thứ năm, Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.
4. Chính sách của Nhà nước đối với BHXH được quy định như thế nào?
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia BHXH.
Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư quỹ BHXH và các biện pháp cần thiết khác để bảo toàn, tăng trưởng quỹ. Quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ, không bị phá sản.
Lương hưu, trợ cấp BHXH, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH được miễn thuế.
5. Những cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về BHXH?
Những cơ quan quản lý nhà nước về BHXH bao gồm:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về BHXH.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về BHXH.
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về BHXH.
- UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về BHXH trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
6. Những nội dung quản lý nhà nước về BHXH?
Nội dung quản lý nhà nước về BHXH bao gồm:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách BHXH.
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về BHXH.
- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin về BHXH.
- Tổ chức bộ máy thực hiện BHXH; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác BHXH.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH.
- Hợp tác quốc tế về BHXH.
7. Thế nào là người lao động và người sử dụng lao động?
+ Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
+ Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.
8. Hợp đồng lao động là gì?
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
9. Có mấy loại hợp đồng lao động?
Có 3 loại hợp đồng lao động sau:
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm đến ba năm.
+ Hợp đồng lao động theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 1 năm.
10. Những nội dung cơ bản của hợp đồng lao động là gì?
Hợp đồng lao động phải có những nội dung cơ bản sau:
+ Công việc phải làm.
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
+ Tiền lương.
+ Địa điểm làm việc.
+ Thời hạn hợp đồng.
+ Điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
+ BHXH, BHYT đối với người lao động.
11. Thỏa ước lao động tập thể bao gồm những nội dung gì?
Nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động tập thể bao gồm:
+ Việc làm và bảo đảm việc làm.
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
+ Tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng.
+ Định mức lao động.
+ An toàn lao động, vệ sinh lao động.
+ BHXH, BHYT đối với người lao động.
(Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với những quy định của Luật Lao động và các luật khác).
12. Quyền của người lao động (NLĐ) khi tham gia BHXH được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 15 Luật BHXH, NLĐ khi tham gia BHXH có các quyền sau:
+ Được cấp sổ BHXH;
+ Nhận sổ BHXH khi không còn làm việc;
+ Nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời;
+ Hưởng BHYT trong các trường hợp: Đang hưởng lương hưu; Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
+ Uỷ quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH;
+ Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của người lao động; yêu cầu tổ chức BHXH cung cấp về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện BHXH.
+ Khiếu nại, tố cáo về BHXH;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
13. Trách nhiệm của NLĐ khi tham gia BHXH được quy định như thế nào?
NLĐ tham gia BHXH có trách nhiệm:
Đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH; Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ BHXH; Bảo quản sổ BHXH theo đúng quy định; Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, NLĐ tham gia BHXH còn có trách nhiệm đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH; Thông báo hằng tháng với tổ chức BHXH về việc tìm kiếm việc làm, nhận việc làm hoặc tham gia khóa học nghề phù hợp trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp khi tổ chức BHXH giới thiệu.
14. Quyền của người SDLĐ khi tham gia BHXH được quy định như thế nào?
Người SDLĐ có các quyền sau đây:
+ Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về BHXH;
+ Khiếu nại, tố cáo về BHXH;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
15. Trách nhiệm của người SDLĐ khi tham gia BHXH được quy định như thế nào?
Người SDLĐ có các trách nhiệm sau:
+ Đóng BHXH theo quy định và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của NLĐ để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH;
+ Bảo quản sổ BHXH của NLĐ trong thời gian NLĐ làm việc;
+ Trả sổ BHXH cho NLĐ khi người đó không còn làm việc;
+ Lập hồ sơ để NLĐ được cấp sổ, đóng và hưởng BHXH;
+ Trả trợ cấp BHXH cho người lao động;
+ Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định;
+ Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của NLĐ khi NLĐ hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
+ Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài việc thực hiện các trách nhiệm trên, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia BHTN đóng BHTN theo quy định và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định để đóng cùng một lúc vào quỹ BHTN.
16. Vị trí và chức năng của BHXH Việt Nam được quy định như thế nào?
- BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN, BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện theo quy định của pháp luật.
- BHXH Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động-Thương binh&Xã hội về BHXH, của Bộ Y tế về BHYT, của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với quỹ BHXH, BHYT.
17. Hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam được quy định như thế nào?
BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, gồm có:
+ Ở Trung ương là BHXH Việt Nam.
+ Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố (gọi chung là BHXH huyện) trực thuộc BHXH tỉnh.
18. Quyền của tổ chức BHXH khi tổ chức thực hiện chính sách BHXH được quy định như thế nào?
Tổ chức BHXH có các quyền sau:
+ Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật;
+ Từ chối yêu cầu trả BHXH không đúng quy định;
+ Khiếu nại về BHXH;
+ Kiểm tra việc đóng BHXH và trả các chế độ BHXH;
+ Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH và quản lý quỹ BHXH;
 + Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về BHXH;
 + Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
 
19. Trách nhiệm của tổ chức BHXH khi tổ chức thực hiện chính sách BHXH được quy định như thế nào?
Tổ chức BHXH khi tổ chức thực hiện chính sách BHXH có các trách nhiệm sau:
+ Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH; hướng dẫn thủ tục thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH;
+ Thực hiện việc thu BHXH theo quy định của Luật này;
+ Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ BHXH; thực hiện việc trả lương hưu, trợ cấp BHXH đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn;
+ Cấp sổ BHXH đến từng người lao động;
+ Quản lý, sử dụng quỹ BHXH theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH;
+ Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ về BHXH;
+ Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định;
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý BHXH; lưu trữ hồ sơ của người tham gia BHXH theo quy định của pháp luật;
+ Định kỳ sáu tháng, báo cáo Hội đồng quản lý BHXH về tình hình thực hiện BHXH. Hằng năm, báo cáo Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH;
+ Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền đư¬ợc hưởng chế độ, thủ tục thực hiện BHXH khi ngư¬ời lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
+ Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà n¬ước có thẩm quyền;
+ Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện BHXH;
+ Thực hiện hợp tác quốc tế về BHXH;
+ Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật./.
BBT Tạp chí BHXH


Hỗ trợ trực tuyến

Nhấn vào đây để chat với chúng tôi
hoặc
Gọi cho chúng tôi 0938 25 3899
close